Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Cảnh, Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các công trình nghiên cứu của các cán bộ, giảng viên, sinh viên của Khoa đã góp phần lai tạo nhiều giống cây trồng mới, bảo tồn và phục tráng các giống bản địa đã bị thoái hóa, phát triển nền nông nghiệp hiện đại.

Đột phá trong công tác bảo tồn nguồn gen, lai tạo giống

Có hơn 46 năm tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, GS.TS. Phan Hữu Tôn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nguồn gen cây trồng, Khoa Công nghệ sinh học (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho biết, so với trước đây, ngành Công nghệ sinh học của Học viện ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của người học. Hệ thống phòng thí nghiệm của Học viện rất hiện đại, đáp ứng được công tác nghiên cứu chuyên sâu của cán bộ, giảng viên và sinh viên.

GS.TS Phan Hữu Tôn cũng là một trong những chuyên gia về bảo tồn và phát triển nguồn gen sinh vật. Chia sẻ với các em sinh viên tại Hội nghị Khoa học công nghệ của cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên của Khoa Công nghệ sinh học tổ chức chiều 16/5, GS.TS Phan Hữu Tôn cho biết, kể từ khi thành lập, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nguồn gen cây trồng tại Học viện Nông nghiêp Việt Nam đã và đang thu thập, bảo tồn, lưu giữ hàng ngàn mẫu dòng/ giống lúa bản địa, giống lai tạo; giống cà chua, khoai tây và một số cây trồng khác phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, và đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ.

 

leftcenterrightdel
PGS.TS. Nguyễn Xuân Cảnh, Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Khoa học công nghệ của cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên. 

Trong khi đó, TS.Ngô Xuân Nghiễn, Giám đốc Viện nghiên cứu và phát triển nấm ăn, nấm dược liệu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trong những năm qua, Viện nghiên cứu và phát triển nấm ăn, nấm dược liệu đã tập trung thu thập và phân lập các mẫu mẫu giống/chủng nấm có giá trị cao từ vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An), tại huyện Đình Lập (Lạng Sơn). Viện đã nghiên cứu, đào tạo chính quy và ngắn hạn về ngành nấm ăn, nấm dược liệu và phát triển các mô hình nuôi trồng nấm tới các hộ nông dân, các trang trại trồng nấm.

Một số giống nấm quý được công nhận và phát triển như: Giống nấm linh chi Ga-2, Ga-5, Giống nấm sò PN1, PN20, Giống nấm Đầu khỉ He-2. Một số giống nấm triển vọng như Nấm Thái dương, Nấm Thiên nga trắng, Nấm Sò tú cầu,

Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Bách, Giám đốc Viện Nghiên cứu vi tảo và dược mỹ phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thời gian qua, viện tập trung khảo sát đánh giá, phân lập nguồn gen vi tảo (nước ngọt và nước mặn), xây dựng ngân hàng nguồn gen vi tảo của Việt Nam và lưu giữ các nguồn gen vi tảo, nghiên cứu và phát triển các công nghệ và mô hình nuôi vi tảo. Các sản phẩm từ vi tảo mà Trung tâm đã nghiên cứu và phát triển: Bột tảo xoắn Spirulina, tảo Spirulina tươi và khô.

ThS. Nguyễn Quốc Trung, Phó trưởng Bộ môn phụ trách, Bộ môn Sinh học phân tử và Công nghệ sinh học ứng dụng, Khoa Công nghệ sinh học giới thiệu tại hội thảo ứng dụng sinh học phân tử trong đánh giá và sử dụng nguồn gen bản địa trong công tác chọn giống. Xem chi tiết tại.